Trầm cảm

Thứ sáu, 25/01/2019 - 09:02 AM
Trầm cảm

1Trầm cảm là gì?

Trầm cảm (Depression) là một chứng rối loạn khí sắc, gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất. 
Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó có thể khiến bạn khó làm việc hoặc kém vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè, và nguy hiểm nhất làm cho bạn cảm thấy cuộc sống của mình vô nghĩa, dẫn đến tình trạng muốn tự sát.

2Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm?

Bệnh trầm cảm có thể gây ra do những nguyên nhân riêng lẻ khác nhau hoặc sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân phổ biến bao gồm:

- Yếu tố di truyền: nếu bạn có người thân trong gia đình từng bị trầm cảm thì bạn có thể có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm hơn người bình thường.

- Các chất hóa học trong não: theo một số nghiên cứu, thành phần các chất hóa học trong não người mắc bệnh trầm cảm khác với người bình thường. Cả chất norepinephrine và serotonin đều được coi là nguyên nhân gây nên trầm cảm. Ban đầu, người ta đã nghĩ rằng sự giảm nồng độ của một trong 2 chất dẫn truyền thần kinh này có ảnh hưởng đến khí sắc. Ngày nay, quan niệm đơn giản này đã bị những dữ liệu gần đây phủ định. Có vẻ như khí sắc là kết quả của sự tương tác giữa serotonin và norepinephrine. Thậm chí nó có thể là kết quả của sự tương tác giữa hai chất này với các cơ quan khác của não.

- Stress: người thân yêu qua đời, những khó khăn trong mối quan hệ tình cảm hay bất cứ tình huống gây stress nào cũng có thể gây ra bệnh trầm cảm.
- Do ảnh hưởng bởi một số bệnh: Các bệnh thực thể như sau chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não, sa sút trí tuệ… cũng sẽ là những nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm.
- Mất ngủ thường xuyên: Bạn ngủ quá ít sẽ làm ảnh hưởng đến các triệu chứng của trầm cảm. Vì vậy, bạn hãy quan tâm đến chu kỳ giấc ngủ của bạn, cần duy trì giờ ngủ và thức phù hợp, cả việc đi ngủ đúng giờ vào mỗi đêm.

3Những triệu chứng trầm cảm

Những biểu hiện dễ nhận biết khi bị trầm cảm:
- Cảm giác buồn chán, trống rỗng.
- Khó tập trung suy nghĩ, hay quên.
- Luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì.
- Cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng được sống.
- Mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều.
- Hay cáu gắt, giận dữ.
- Giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày.
- Giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều.
- Nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.
- Ngoài ra, nhiều bệnh nhân trầm cảm còn có triệu chứng đau đầu, đau tức ngực, các rối loạn tiêu hóa…

4Cách điều trị trầm cảm

Có nhiều loại thuốc trong điều trị bệnh trầm cảm:
- Thuốc ngăn tái hấp thụ serotonin có chọn lọc (SSRIs). Loại thuốc chống trầm cảm này là loại được dùng thông thường nhất hiện nay để chữa trị trầm cảm. Ví dụ bao gồm citalopram (Celexa), escitalopram (Lexapro), paroxetine (Paxil, Pexeva), fluoxetine (Prozac, Sarafem), flufoxamie (Luvox) và sertraline (Zoloft). Tác dụng phụ thường nhẹ nhưng có thể gây khó chịu với vài người, bao gồm buồn ói, mệt mỏi, chóng mặt, mất ngủ, thay đổi cân nặng và nhức đầu.
- Thuốc ngăn tái hấp thụ serotonin và norepinephrine là loại thuốc chống trầm cảm mới hơn. Loại này bao gồm venlafaxine (Effexor), desvenlafaxine (Pristiq và Khedezla), duloxetine (Cymbalta), và levomilnacipran (Fetzima). Tác dụng phụ bao gồm khó ngủ, khó chịu dạ dày, lo âu, chóng mặt và mệt mỏi.
- Thuốc ba vòng (TCA) là một trong những loại thuốc chữa trị trầm cảm đầu tiên, bao gồm amitriptyline (Elavil), desipramine (Norpramin, Pertofrane), doxepin (Adapin, Sinequan), imipramine (Tofranil), nortriptyline (Aventyl, Pamelor), protriptyline (Vivactil), và trimipramine (Surmontil). Tác dụng phụ bao gồm mệt mỏi, khó chịu dạ dày, miệng khô, thay đổi huyết áp và đường trong máu, và buồn ói.
- MAOIs – Monoamine oxidase inhibitors là một trong những loại thuốc điều trị trầm cảm sớm nhất bao gồm phenelzine (Nardil), tranylcypromine (Parnate) , isocarboxazid (Marplan), và transdermal selegiline (miếng dán EMSAM). Mặc dù MAOIs dùng tốt nhưng rất ít được kê đơn vì phản ứng nguy hiểm giữa chúng với các loại thuốc và thức ăn khác như phô mai và thịt để lâu.
Những loại thuốc khác:
- Bupropion (Wellbutrin, Aplenzin) là một loại thuốc điều trị trầm cảm đặc biệt được cho là gây ảnh hưởng đến các chất hóa học trong não bộ như norepinephrine hay dopamine. Tác dụng phụ thường nhẹ bao gồm khó chịu dạ dày, nhức đầu, mất ngủ hay lo âu.
- Mirtazapine (Remeron) cũng là một loại thuốc điều trị trầm cảm đặc biệt khác được cho là ảnh hưởng chủ yếu đến serotonin và norepinephrine thông qua cơ quan thụ cảm khác với những loại thuốc còn lại. Thường được dùng trước lúc đi ngủ vì thuốc này gây buồn ngủ. Tác dụng phụ bao thường nhẹ và bao gồm buồn ngủ, tăng cân, tăng hàm lượng chất béo triglycerides và chóng mặt.
- Trazodone (Desyrel) thường được dùng với thức ăn để hạn chế khó chịu dạ dày. Tác dụng phụ bao gồm buồn ngủ, chóng mặt, táo bón, khô miệng và mờ mắt.

5Phòng ngừa trầm cảm

Các bạn biết rằng, mỗi người bệnh trầm cảm đều có một nguyên nhân khác nhau bởi có thể do chấn động tâm lí trong từng hoàn cảnh khác. Bởi vậy dựa vào mỗi tình huống mà chúng ta có các cách điều trị khác nhau cho từng bệnh nhân. Tuy nhiên có những điều chung mà người mắc bệnh trầm cảm nên làm:

- Cười thật nhiều: nụ cười sẽ làm cho bản thoải mái và vui vẻ hơn, hãy cười mỗi ngày để làm cho cuộc sống của bạn trở nên ý nghĩa và làm tiêu tan những lo lắng.
- Giữ tinh thần luôn thoải mái: hãy làm những gì bạn thích để luôn cảm thấy được thoải mái, nghe nhạc, xem phim, đọc sách, shopping…bất cứ điều gì bạn muốn.
- Tìm kiếm một cuộc sống bận rộn: cuộc sống bận rộn sẽ giúp bạn không có thời gian để nghĩ quá nhiều đến những chuyện không vui, bận rộn cũng giúp bạn thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Các bạn biết rằng, mỗi người bệnh trầm cảm đều có một nguyên nhân khác nhau bởi có thể do chấn động tâm lí trong từng hoàn cảnh khác. Bởi vậy dựa vào mỗi tình huống mà chúng ta có các cách điều trị khác nhau cho từng bệnh nhân. Tuy nhiên có những điều chung mà người mắc bệnh trầm cảm nên làm: cười nhiều hơn, sống hạnh phúc hơn và luôn quan tâm đến sức khỏe của bạn và người thân.

(Hình ảnh tổng hợp từ tintuc.vn, hiroshimi.wordpress.com, ngocquocviet.wordpress.com, cetn.com.br, chuabenhtramcam.vn, google,...)

*
*

Bệnh Tâm thần, tâm lý liên quan

Công ty TNHH Thương Mại Y Tế Xanh
GPKD số 0316326671 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 16/06/2020
GĐ/Sở hữu website Trần Văn Quang
Địa Chỉ: 114D Bạch Đằng, - Phường 2 - Quận Tân Bình - TP Hồ Chí Minh.
Email: lienhe@chothuocxanh.com
Tel: 0818 00 66 99
Website: www.chothuocxanh.com

© Bản quyền thuộc về Chothuocxanh.com

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Công ty TNHH TM Y Tế Xanh chỉ phân phối thuốc cho các nhà thuốc theo hợp đồng, chúng tôi không trực tiếp bán hàng cho các cá nhân. Quý khách hàng liên hệ với các nhà thuốc để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết. Việc sử dụng thuốc và chữa bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

0818006699

Back to top