Suy thận mãn

Thứ ba, 22/01/2019 - 11:37 AM
Suy thận mãn

1Suy thận mãn là gì?

Tên gọi khác: Suy thận mãn tính

Bệnh suy thận mãn là quá trình suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường. Ở bệnh nhân suy thận, thận bị suy thoái từ từ theo thời gian (từ nhiều tháng đến nhiều năm) và sau đó bị mất chức năng vĩnh viễn và không hồi phục.

Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể, có chức năng duy trì sự cân bằng chất lỏng và nội môi. Khi thận bị suy khiến việc đào thải các chất thải và các sản phẩm chuyển hóa bị ngưng trệ, dẫn đến việc tích tụ chúng trong cơ thể. Ngoài ra nồng độ Kali trong máu tăng lên khi thận suy dẫn đến rối loạn nhịp tim.

Bệnh suy thận mãn tính được chia thành 5 giai đoạn theo mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng.

Giai đoạn 1: Thận bị hư hại rất nhẹ với tỷ lệ lọc cầu thận GFR hơn 90.

Giai đoạn 2: Chức năng thận giảm nhẹ, tỷ lệ lọc cầu thận khoảng 60-89.

Giai đoạn 3: Chức năng thận giảm ở mức độ trung bình, tỷ lệ lọc cầu thận GFR 30-59.

Giai đoạn 4: Chức năng thận giảm ở mức độ nghiêm trọng, tỷ lệ lọc cầu thận GFR 15-29.

Giai đoạn 5: Suy thận cần chạy thận hoặc cấy ghép, tỷ lệ lọc cầu thận GFR thấp hơn 15. Thận gần như mất hoàn toàn chức năng và bệnh nhân cần chạy thận hoặc ghép thận để duy trì.

(Đơn vị của GFR: mL/min/1.73m2)

2Triệu chứng suy thận mãn

- Mệt mỏi, nhức đầu, đau lưng, xanh xao, thiếu máu giảm sự tỉnh táo, lú lẫn, mê sảng, hôn mê.

- Cảm thấy ngứa toàn thân, phù toàn thân.

- Buồn nôn, ói mửa, sụt cân không chủ ý, máu trong chất nôn hoặc trong phân.

- Giảm cảm giác ở bàn tay và bàn chân, co giật cơ hoặc chuột rút.

- Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.

- Lượng nước tiểu thay đổi: nhiều hoặc ít hơn bình thường.

3Nguyên nhân bệnh suy thận mãn

Hầu hết các bệnh mãn tính khởi phát là bệnh cầu thận, bệnh ống kẽ thận hay bệnh mạch thận đều có thể dẫn đến suy thận mãn.

- Bệnh viêm cầu thận mãn: Thường gặp nhất khoảng 40% số ca bệnh. Do viêm cầu thận cấp dẫn đến, hoặc ở những bệnh nhân viêm cầu thận có bệnh chuyển hóa, hệ thống, hay có hội chứng thận hư.

- Bệnh viêm thận, bể thận mãn: Chiếm tỷ lệ khoảng 30%.

- Bệnh viêm thận kẽ: Do sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài, hoặc do tăng acid uric, calci máu.

- Bệnh mạch thận: Trong các bệnh xơ mạch thận, huyết khối vi mạch thận, viêm nút quanh động mạch, tắc tĩnh mạch thận.

- Bệnh thận bẩm sinh: Thận đa nang, loạn sản thận, hội chứng Alport, bệnh thận chuyển hóa.

- Biến chứng của tăng huyết áp và đái tháo đường.

4Điều trị bệnh suy thận mãn

Mục tiêu của điều trị: kiểm soát triệu chứng, giảm biến chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Lựa chọn điều trị bao gồm chế độ ăn kiêng, thuốc lợi tiểu (thuốc nước), truyền máu, và/hoặc lọc máu ngoài thận. Những bệnh gây suy thận mãn tính phải được kiểm soát và điều trị. Một số bệnh nhân có thể được chỉ định cấy ghép thận.

- Chế độ ăn hạn chế đạm, ít muối, tránh thực phẩm nhiều Kali, Photpho.

- Thuốc lợi tiểu: ngăn ngừa việc tích tụ nhiều chất lỏng trong cơ thể.

- Kiểm soát huyết áp, đường máu.

- Truyền máu: khi người bệnh được chẩn đoán là thiếu máu.

- Lọc máu ngoài thận: tiến hành khi suy thận mãn ở giai đoạn cuối, với hội chứng urê huyết cao và độ thanh thải creatinin <10 ml/phút và những trường hợp cấp cứu như:Tăng kali máu, điều trị nội khoa không cải thiện, toan chuyển hóa, quá tải về thể tích, không đáp ứng với điều trị lợi tiểu.

Lọc máu ngoài thận có 2 phương pháp: thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc. Tùy thuộc người bệnh, điều kiện địa lý để chọn lựa phương pháp thích hợp.

- Ghép thận: là phương thức điều trị tốt nhất cho bệnh nhân suy thận mãn giai đoạn cuối.

5Phòng ngừa bệnh suy thận mãn

- Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu, cần đến bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.

- Hàng ngày nên uống nhiều nước (khoảng 2 lít nước mỗi ngày) để tránh sỏi thận, qua đó hạn chế nguyên nhân gây suy thận.

- Chế độ ăn ít đạm, ít kali, photpho, ít muối để không khiến thận làm việc nhiều hơn.

- Tránh ăn uống các loại mật để tránh nhiễm trùng, nhiễm độc.

- Kiểm soát huyết áp và đường máu, cần tuân thủ theo liệu trình của bác sĩ.

- Khi có những dấu hiệu bất thường như: nước tiểu đục, tiểu đêm, tiểu ra máu, đau lưng thì nên đi khám để được bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra chính xác và tư vấn hướng dẫn, có hướng điều trị kịp thời.

- Xét nghiệm máu và thử nước tiểu định kỳ để tầm soát bệnh suy thận mãn.

Thận là cơ quan quan trọng giúp giữ cân bằng dịch và đào thải các sản phẩm giáng hóa trong cơ thể. Suy thận là căn bệnh phát triển âm thầm, thường không gây ra triệu chứng gì khi đã tiến triển. Suy thận khi được phát hiện thường ở giai đoạn nặng, cứu chữa rất khó khăn. Vì vậy khi phát hiện bản thân và người trong gia đình có các dấu hiệu đáng ngờ, chúng ta nên đến khám và cần được tự vấn rõ ràng để có hướng xử lý kịp thời.

(Hình ảnh tổng hợp từ dieutrisuythan.com, Pinterest, songkhoe.vn, google,...)

*
*

Bệnh Thận niệu, nam khoa liên quan

Công ty TNHH Thương Mại Y Tế Xanh
GPKD số 0316326671 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 16/06/2020
GĐ/Sở hữu website Trần Văn Quang
Địa Chỉ: 114D Bạch Đằng, - Phường 2 - Quận Tân Bình - TP Hồ Chí Minh.
Email: lienhe@chothuocxanh.com
Tel: 0818 00 66 99
Website: www.chothuocxanh.com

© Bản quyền thuộc về Chothuocxanh.com

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Công ty TNHH TM Y Tế Xanh chỉ phân phối thuốc cho các nhà thuốc theo hợp đồng, chúng tôi không trực tiếp bán hàng cho các cá nhân. Quý khách hàng liên hệ với các nhà thuốc để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết. Việc sử dụng thuốc và chữa bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

0818006699

Back to top